Hà Nội

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 15/11 tăng cường những lời công kích nhắm vào Israel về nhà

【về nhà】Quan hệ Israel

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 15/11 tăng cường những lời công kích nhắm vào Israel,về nhà tuyên bố chiến dịch tấn công của Tel Aviv chống lại nhóm Hamas ở Dải Gaza là "đợt tấn công phi nghĩa nhất trong lịch sử nhân loại" với sự hậu thuẫn "không giới hạn" từ phương Tây.

"Israel đang thi hành chiến lược xóa sổ cả một thành phố cùng người dân ở đó", ông Erdogan tuyên bố. "Tôi xin nói rõ ràng và thẳng thắn rằng Israel là một nhà nước khủng bố".

Đây là phát biểu quyết liệt nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với Israel kể từ khi chiến sự bùng phát ở Dải Gaza. Ông thậm chí còn tuyên bố sẽ có những động thái để buộc các lãnh đạo chính trị, quân sự Israel bị xét xử ở tòa án quốc tế vì các hành động ở Gaza.

Đáp lại, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc ông Erdogan "ủng hộ Hamas". "Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang ném bom một số ngôi làng trong lãnh thổ của họ, nên chúng tôi sẽ không nghe họ rao giảng", ông Netanyahu viết trên mạng xã hội X.

Quan hệ Israel - Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu căng thẳng kể từ khi chiến sự ở Gaza bùng phát. Khi thương vong ở Dải Gaza tăng lên gần 11.500 người do các cuộc không kích của Israel, các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Erdogan, ngày càng chỉ trích Tel Aviv.

Ông Erdogan ngày 4/11tuyên bố "không thể đối thoại" với Thủ tướng Netanyahu vì Ankara phản đối việc Israel tấn công Dải Gaza. "Tôi không thể tiếp tục xem ông Netanyahu là đối tác nữa. Netanyahu là người chúng tôi không còn có thể đối thoại nữa. Chúng tôi đã xóa tên ông ấy khỏi danh sách những mối liên hệ hữu dụng", ông nói.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn hủy chuyến thăm đã được lên kế hoạch tới Israel tháng trước. Các tuyên bố, hành động của ông Erdogan cho thấy mối quan hệ hữu nghị mà Thổ Nhĩ Kỳ và Israel từng theo đuổi đã rơi vào tình trạng đóng băng, thậm chí đứt gãy vì chiến sự Gaza, Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch nhóm cố vấn rủi ro chính trị Teneo ở Mỹ, nói.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại sự kiện ủng hộ người Palestine ở Istanbul ngày 28/10. Ảnh: Reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại sự kiện ủng hộ người Palestine ở Istanbul ngày 28/10. Ảnh: Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có đa số dân Hồi giáo đầu tiên công nhận chủ quyền của Israel vào năm 1949. Ankara đã mở văn phòng ngoại giao đầu tiên ở Israel năm 1950.

Quan hệ song phương chịu nhiều tác động bởi vấn đề Palestine, khi Thổ Nhĩ Kỳ luôn ủng hộ quyền tự quyết của người Palestine, ngay cả khi cố gắng duy trì quan hệ với Israel.

Trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967, Ankara đã kêu gọi Tel Aviv rút khỏi các vùng lãnh thổ của người Palestine như Bờ Tây, Đông Jerusalem, Dải Gaza và Cao nguyên Golan. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết từ chối yêu cầu từ các nước Arab, đòi họ cắt quan hệ ngoại giao với Israel.

Trong những năm 1980, thương mại và du lịch giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tăng trưởng. Hãng hàng không nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines mở chuyến bay thẳng tới Israel năm 1986. Tới năm 1993, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu thăm Israel.

Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực quốc phòng và tình báo. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều được Mỹ hỗ trợ và có chung mối lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn từ các nước láng giềng như Syria, Iraq và Iran.

Hai thỏa thuận quốc phòng ký năm 1996 đã mở đường cho quan hệ quân sự chiến lược giữa hai nước, trong đó có nâng cấp chiến đấu cơ F-4 và F-5, cùng trực thăng và xe tăng M-60. Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ đã tham gia các cuộc tập trận hải quân và không quân chung ở Địa Trung Hải cho tới năm 2009.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì quan hệ với Israel sau khi đảng Công lý và Phát triển của ông Erdogan giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2002. Ông Erdogan đã thăm Tel Aviv với tư cách thủ tướng 3 năm sau đó, thể hiện bản thân có thể là trung gian hòa giải giữa Israel và người Palestine.

Năm 2004, ông Erdogan chỉ trích vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ahmed Yassin của Israel là "khủng bố", khẳng định sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ với người Palestine và nhóm Hamas.

Tuy nhiên, trong những chuyến thăm cấp cao năm 2006 và 2007, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực giải quyết căng thẳng giữa Syria và Israel, liên quan tới sự hỗ trợ của Damascus với các nhóm vũ trang Palestine và Hezbollah.

Năm 2007, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul đề nghị làm trung gian đàm phán giúp ba binh sĩ Israel bị Hamas và Hezbollah giam được trả tự do. Tổng thống Israel Shimon Peres thời điểm đó đã cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc xung đột 3 tuần ở Gaza năm 2008-2009 một lần nữa đẩy quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rơi vào căng thẳng.

Năm 2010, đặc nhiệm Israel đột kích tàu chở hàng cứu trợ Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khơi Gaza, khiến đụng độ nổ ra và làm 10 nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Sự cố đã dẫn đến đổ vỡ quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - Israel, khi Ankara trục xuất đại sứ của Tel Aviv.

Quan hệ vẫn đóng băng cho đến năm 2016, khi hai nước đồng ý thỏa thuận bồi thường và tiến tới mục tiêu bình thường hóa quan hệ. Trong quá trình đó, hoạt động thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vẫn bùng nổ. Từ năm 2010 và 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng hơn 2 lần, từ 3,4 tỷ USD lên 8,4 tỷ USD.

Trong hai năm qua, ông Erdogan đã tìm cách cải thiện quan hệ với Israel như một phần chính sách đối ngoại nhằm xoa dịu rạn nứt với các cường quốc khu vực, trong đó có Ai Cập, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Năm ngoái, Tổng thống Israel Isaac Herzog thăm Ankara và các đại sứ được bổ nhiệm ở cả hai thủ đô. Ông Erdogan đã gặp Thủ tướng Netanyahu lần đầu tiên hồi tháng 9 và hai bên cam kết hợp tác sâu rộng hơn.

Tuy nhiên, nỗ lực hòa giải này "đổ sông đổ bể" khi xung đột Gaza bùng phát, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa vào thế đối đầu với Israel.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4/11 triệu hồi đại sứ nước này tại Tel Aviv, với lý do Israel từ chối chấp nhận ngừng bắn, tiếp tục tấn công dân thường và ngăn xe chở hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Động thái của Ankara được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Israel Eli Cohen cuối tháng 10 triệu hồi tất cả nhà ngoại giao nước này ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước cũng giảm 50% kể từ ngày 7/10, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat thông báo tuần trước.

Người dân Palestine đưa trẻ nhỏ ra khỏi tòa nhà đổ nát vì đòn không kích Israel nhắm vào Khan Younis, phía nam Dải Gaza, hôm 24/10. Ảnh: Reuters

Người dân Palestine đưa trẻ nhỏ ra khỏi tòa nhà đổ nát vì đòn không kích Israel nhắm vào Khan Younis, phía nam Dải Gaza, hôm 24/10. Ảnh: Reuters

Trong những ngày đầu xung đột ở Gaza, Tổng thống Erdogan đã nói chuyện với nhiều lãnh đạo thế giới và đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Hamas và Israel. Tuy nhiên, chuyên gia Piccoli nhận định ý tưởng này dường như đã nguội lạnh trong những ngày gần đây, khi Israel kiên quyết đẩy mạnh chiến dịch tấn công ở Gaza.

Giới quan sát cho rằng vấn đề của người Palestine luôn tác động đến chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ với Israel, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực nghiêm trọng ở Dải Gaza.

"Từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề Palestine là yếu tố quan trọng trong định hình quan hệ giữa họ với Israel", Ali Bakir, giáo sư tại Trung tâm Ibn Khaldon thuộc Đại học Qatar, nói. "Họ xem xét vấn đề này vì nhiều khía cạnh gồm nội bộ, khu vực và quốc tế. Đó là lý do bất cứ khi nào xảy ra vấn đề giữa Israel và người Palestine, quan hệ song phương sẽ lao dốc".

Thanh Tâm(Theo Al Jazeera, The NewArab)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap